image banner
Giới thiệu về xã Nam Thanh Nam Định

Vị trí xã Nam Thanh: Phía Bắc giáp xã Nam Hồng; Phía Đông giáp Sông Hồng và xã Vũ Thư (Tỉnh Thái Bình), Phía Đông nam giáp Thị trấn Cổ Lễ và xã Trung Đông (Huyện Trực Ninh), phía Nam giáp xã Trực Tuấn (Huyện Trực Ninh); Phía Tây nam giáp Nam Lợi.

Sau Cách mạng 1945 các làng Thượng Lao, Tương Nam và Xối Thượng hợp thành xã Minh Viên. Các làng Đại Cát, Thứ Nhất, Đông Thượng, Bách Tính, Liên Tỉnh, Quy Phú, Ngưu Trì hợp thành xã Phú Thứ. 1947 Minh Viên hợp nhất với Phú Thứ thành xã Minh Phú.

Cùng trong thời gian ấy các làng Du Tư, Hạ Lao, Xối Tây, Xối Trì lập ra xã Chấn Đông. Năm 1952 tách Chấn Đông lập ra xã Nam Long. Còn xã Minh Phú tách thành xã Nam Ninh và xã Nam Hồng.

Tháng 02/1978 xã Nam Long hợp nhất với xã Nam Ninh thành xã Nam Thanh (theo Quyết định ngày 28/02/1978 của Hội đồng Bộ trưởng).

Diện tích tự nhiên là 723,49 ha, diện tích đất nông nghiệp là 486,2 ha, diện tích đất trồng lúa là 453,9 ha; dân số 13.952 người, với 4.286 hộ, gồm 23 đơn vị thôn (xóm). (tại Quyết định số: 1285/QĐ-UB ngày 13/5/2003 của UBND tỉnh Nam Định v/v công nhân các thôn (xóm) hiện có của xã Nam Thanh, Huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định): Xóm 1 Thôn Nội, xóm 2 Thôn Nội, thôn Duyên Giang, thôn Tân Giang, thôn Tương Nam, thôn Quần Trà, thôn Thượng Lao, thôn Trung Thắng, thôn Phú Cường, xóm 1 Bình Yên, xóm 2 Bình Yên, xóm 1 Xối Tây, xóm 2 Xối Tây, xóm 3 Xối Tây, thôn Xối Trì, thôn Hưng Long, xóm 1 Rạng Đông, xóm 2 Rạng Đông, xóm 1 Hồng Phong, xóm 2 Hồng Phong, thôn 1 Quyết Tiến, thôn 2 Quyết Tiến, thôn Du Tư. Đời sống của nhân dân trong xã chủ yếu phụ thuộc vào nghề trồng lúa, ngoài ra còn có một số ngành nghề như: Cơ khí nhôm, nghề thủy tinh, nghề nhựa, thu mua phế liệu, chế biến gỗ, dệt, vận tải..v..v...

Có 2 đạo Công giáo và Phật giáo, với 07 cơ sở thờ tự của đạo Phật trong đó 1 chùa đã được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hoá ngày 08/01/2013; đạo Công giáo có 01 nhà thờ Xứ, nhà nguyện, có 04 họ đạo (Thượng Lao, Trung Thắng, Tân Giang, Bình Yên) thuộc xứ đạo Tương Nam, với tổng số các tín đồ hoạt động tôn giáo trên 2.853 người, trong đó có 1.594 tín đồ theo đạo Phật, chiếm 11,7% dân số, 1.259 tín đồ theo đạo Công giáo chiếm 9% dân số.   

Di tích Đền Thượng Lao và Đền Xối Thượng (Nam Ninh). Đền Thượng Lao thờ Bảng nhãn Lê Hiến Giản (tức Lê Hiến Phủ) và thân phụ Lê Hiến Thái (tức Tô Hiến Chương - Cháu tằng tôn của Tô Hiến Thành) và thân mẫu Lê Thị Nga. Đền Xối Thượng thờ Tiến sĩ Lê Hiến Tứ (em Lê Hiến Giản). Nơi đây là quê của hai ông, sau khi đỗ đạt, làm quan đã về lập hành cung, giúp dân làng khơi sông dẫn thủy nhập điền, đắp đường, làm cầu được dân tri ân. Triều Hậu Lê gia phong “Quan phục linh ứng”, triều Nguyễn ban lệ quốc tế ba năm một lần mở hội lớn. Đền Thượng Lao và Đền Xối Thượng có giá trị về nghệ thuật kiến trúc mà còn là cở sở của tổ chức cách mạng trong kháng chiến. Di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia theo Quyết định số: 52/2001/QĐ-BVHTT ngày 28/12/2001

Nam Thanh là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, có 12 Mẹ Việt Nam Anh hùng, 01 anh hùng lực lượng vũ trang

Đảng bộ Nam Thanh có 573 Đảng viên, nhiều năm liền được Huyện ủy Nam Trực công nhận là “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”, các đoàn thể quần chúng được công nhận “Tiên tiến xuất sắc”. 5/5 trường học trên địa bàn xã đều đạt chuẩn Quốc gia;

Công tác An ninh chính trị - Trật tự an toàn xã hội được duy trì ổn định. Năm 2016, Nam Thanh về đích nông thôn mới, duy trì ổn định 19 tiêu chí nông thôn mới 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Cơ quan chủ quản: Xã Nam Thanh - Nam Trực
Địa chỉ: xã Nam Thanh - huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định
Email: xanamthanh.ntc@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang